Ecommerce

Tại Sao Phải Tận Dụng Nhóm Công Cụ Miễn Phí Nội Sàn (Phần 1)

Hôm nay là chiến Dịch Sale 7.7, dân trong nghề Ecom thường chào nhau 1 câu rất đỗi quen thuộc:

“Hôm nay số thế nào rồi, ổn không anh/em??”. ^_^

Thật ra thì nếu bạn để ý thì Chiến Dịch Sale 7.7 không phải là một chiến dịch Mega Sale lớn trong năm (có thể không được xếp vào level Mega luôn). Chính vì thể mà doanh thu mình thấy đa phần sẽ không bằng Mega Sale 6.6, hơn nữa tình hình dịch Covid phức tạp thì có nhóm ngành tăng trưởng, nhưng cũng có nhóm ngành điều hiêu.

Hôm nay mình nói một chút về các công cụ nội sàn, và ở đây là các công cụ Nội Sàn Miễn Phí (Shopee Feed, Lazada Live…), rằng tại sao đây là nhóm công cụ quan trọng và buộc phải ưu tiên nếu bạn muốn làm marketing cho các gian hàng trên sàn đi theo hướng bền vững.

Mình đã và đang áp dụng & tối ưu các công cụ này cho tất các các dự án thuộc nhiều level mà mình đang phụ trách về Marketing. Bạn có thể tham khảo ở bài viết: “Góc nhìn và cách làm Marketing các gian hàng level tiền tỉ, trăm triệu, chục triệu trong một ngày Mega Sale.” Tại đây

Nhóm Các Công Cụ Miễn Phí Nội Sàn ?

Các công cụ nội sàn miễn phí bạn thường sẽ thấy như Shopee Feed, Shopee Story, Shopee Live, Lazada Live, đẩy sản phẩm, hoặc là đi link affiliate, seeding trên các group nếu là ngoại sàn,….

Nhưng thật ra, ở góc độ của Cris là một Ecommerce MKT Planner, thì sẽ phân chia theo 3 dạng và có những chiến thuật rõ ràng cho từng hạng mục luôn:

A.Onsite Traffic (Các hoạt động dẫn traffic nội sàn)

1. Livestream (cả Lazada / shopee):

Đây là công cụ hiện tại đang khá HOT, nếu biết cách sử dụng đúng, bạn sẽ dẫn được một lượng lớn traffic vào gian hàng của mình. Đặc biệt là nó sẽ dùng rất tốt để đẩy mạnh traffic cho các sản phẩm traffic (sản phẩm phễu). Ngoài ra, việc tăng tính tương tác trực tiếp với khách hàng một cách phù hợp sẽ giúp các bạn gần như phá được băng và khiến họ chi tiền ngay.

–> Công thức để có hiệu quả cho các đợt livestream thường sẽ đến từ rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 3 yếu tố mình thấy là cốt lõi:

(1) Host và kịch bản phải thực sự có tính tương tác như chơi game.

(2) Shopee bắt buộc phải có xu / Lazada cần có Lazcoin.

(3) Promotion phải cực đặc biệt so với bình thường hoặc thậm chi mega campaign, ví dụ Deal 1K cho 50 người xem live.

(4) Có sự hỗ trợ traffic từ nội sàn (Shopee Feed) và ngoại sàn như fanpage hoặc group. Đặt biệt là phải có Teasing để kêu gọi và nhắc nhở khách hàng trước ngày live khoảng 1 ngày.

Bạn có để ý sự khác nhau giữa về lượt view không? Để có được kết quả tốt hơn, công cụ nào cũng cần được tối ưu liên tục.

2. Shopee Feed (Story) / Lazada Feed

Mình đa thấy các nhà bán hàng thường sẽ bỏ qua phần Shopee Feed hoặc Lazada Feed. Vì cơ bản những công cụ này không mang lại thực sự quá nhiều traffic và đơn hàng cho các nhà bán hàng. Lúc đầu mình cũng nghĩ như thế tuy nhiên đây là suy nghĩ thực sự sai lầm.

Doanh thu và Traffic được dẫn từ công cụ Feed sẽ phụ thuộc vào giai đoạn các ngày bình thường và Mega Sale. Ở ngày thường thì đa phần chỉ mang tính tương tác & hút traffic, nhưng ở ngày Mega Sale thì nếu vận hành tốt công cụ này sẽ giúp bạn thu về một lượng doanh thu nhất định (dĩ nhiên traffic cũng sẽ tăng cao).

Feed sẽ phụ thuộc rất nhiều vào số lượng Follower của gian hàng của bạn, càng nhiều follower, công cụ Feed của bạn sẽ càng tiếp cận được nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Tận dụng nó để làm các hoạt động tương tác cao, hoặc các bài viết có giá trị chăm sóc  thay vì chỉ chăm chăm vào việc lấy tiền của họ. Feed cũng sẽ gần giống như Instagram, tức là khách hàng chỉ thường nhìn hình hơn là đọc caption, nên bạn hãy tận dụng điểm mẫu chốt này để tăng tương tác với khách hàng.

–> Công thức để có hiệu quả cho Feed là tối ưu hóa nội dung content bằng hình ảnh và có giá trị cho khách hàng. Đặc biệt phải post thường xuyên và đều đặn (ngày nào cũng phải post) để tương tác với new follower cũng như giữ chân được người theo dõi hiện tại. Và sàn cũng ghi nhận các gian hàng siêng năng cũng như có những phần thưởng xứng đáng cho bạn,

–> Đặc biệt, Feed sẽ là công cụ hữu hiệu để nhắc nhở khách hàng về các sản phẩm săp FlashSale, 

Hình ảnh bắt mắt rõ ràng và nổi bật sẽ giúp bạn nổi bật hơn trong mắt hàng trăm gian hàng khi khách hàng lướt mục Dạo của Lazada hoặc Shopee

3. Flash Sale Của Shop

Như mình đã nói ở trên, hai công cụ kia sẽ góp phần hỗ trợ rất nhiều cho công cụ FlashSale của Shop được hiểu quả. FlashSale thường sẽ có 2 dạng, FS của Shop (hiển thị trên Shop khi khách truy cập vào) và FS của sàn (bạn phải đăng kí với nhân viên hoặc mua gói để được hiển thị trên zone FS của sàn)

Nếu gian hàng bạn có 1 lượng follower lớn thì bạn có thể nhắc nhở khách hàng rằng Shop bạn sắp có FS. Và FS của Shop với mình đa phần sẽ set up cho các sản phẩm giá rẻ để thu hút khách hàng nhiều hơn. Cũng cần educate cho khách hàng rằng shop sẽ tung FS vào những khung giờ định kì hàng tuần nào.

Đọc thêm: FlashSale của Shop trên Shopee và cách sử dụng nó hiệu quả

4. Các Phần Khác (Nhỏ Mà Bạn Có Thể Chưa Biết) 

Phần mô tả thông tin ở đầu của mục Bài Viết. Ví dụ nếu như bạn vào Mega Sale như 9.9, tất cả các điều bạn làm là truyền tải được thông điệp Sale của mình cho người xem ở trên mọi mặt trận, nếu là Cris thì Cris sẽ chuyển đổi nó thành “Sale 9.9 giảm 40% + Deal 0Đ giờ vàng…” rồi mới đến phần giới thiệu.

Vào phần mô tả shop chỉnh sửa nội dung content trong từng giai đoạn theo các mục đích thích hợp

Còn hơn cả thế, nếu bạn chỉnh sửa nó phần Mô Tả Shop, trong các đoạn tin nhắn chia sẻ shop của bạn, bạn càng được nổi bật hơn nữa.

Bạn cứ tưởng tượng link shop sẽ được share cho 1000 người, thì dòng mô tả sản đó nếu nổi bật được những khuyến mãi của bạn, thì sẽ giúp tạo ấn tượng rất tốt cho khách hàng & tăng tỉ lệ nhấp vào Shop đó

B. Fundamental (Các Hạng Mục Bền Vững) 

Các hạng mục bền vừng bao gồm:

  • Trang gian hàng (Shop in Shop)
  • Hình ảnh sản phẩm đầu tiên (SKU thumbnail)
  • Tên sản phẩm (Product Title)
  • Video sản phẩm
  • Đặc biệt là phân chia danh mục ngành hàng (Product Assortment)

Các công việc tối ưu những hạng mục này mình gọi chung là E-Merchandise Optimization, là phần chiếm nhiều trí não và  thời gian của Ecom Marketing Planner nhất.

Tất cả các hạng mục này chính là bộ mặt và cách chúng ta giao tiếp cũng như truyền tải thông điệp của mình đến khách hàng, vừa phải đảm bảo được tính Commmercial (bán hàng), vừa nổi bật lên được yếu tố Branding.

Mỗi ngành hàng lại là một tệp đối tượng khác nhau, nên cách tổ chức những hạng mục này từ đó cũng sẽ thay đổi theo hành vi. Gian hàng Fashion chắc chắn sẽ khác so với FMCG (tiêu dùng nhanh)

Các hạng mục này đối với các gian hàng Mall lớn thì cần thay đổi khá nhiều (đặc biệt là Trang gian hàng và Thumbnail để phù hợp với các tính chất promotion).

Bên dưới là một cái demo nhỏ của mình làm cho campaign sinh nhật Lazada.

Vì cái này rất quan trọng nên mình có 1 bài chi tiết về nó

Xem thêm: Xây dựng các hạng mục Marketing bền vững cho gian hàng bằng mô hình CARSP (P1). Tại đây

Xem thêm: Xây dựng các hạng mục Marketing bền vững cho gian hàng bằng mô hình CARSP – Phần 2: Tối Ưu Hóa Danh Mục Sản Phẩm. Tại đây 

c. Engagement Tools (Các Công Cụ Tăng Tính Tương Tác) 

Bao gồm các tool có tính tương tác trực tiếp:

  • CRM push
  • Rating & Review
  • Follower remind
  • Chat
  • Game
  • Vẫn là Livestream kaka

Do cái này nó nhiều quá nên mình không nói hết trong hôm nay được, nên hẹn các bạn phần kế tiếp nhé.

KẾT LUẬN

Mình có soạn sẵn 1 cái slide để các bạn tổng kết lại dễ hình dùng hơn, cái này mình làm thiên về Lazada nên nhìn đỡ cách phân chia nhé. Nếu bạn đọc đến đây thì bạn cũng hiểu được có cả ti tỉ thứ để làm, đâu phải chỉ có mỗi chạy Shopee Ads, Lazada Search đâu ha.

Nếu nói theo trường phái Digital, thì nó cũng có thể gọi là Marketing 0Đ, mà bình thường cái gì Free thường tốn sức và tốn công, nhưng đi sẽ lâu dài và bền vững.

Còn nếu đi theo trường phái cứ tập trung vào Shopee Ads thì sẽ có những nổi đau than thở là sao lỗ quá vậy. Ở đây mình muốn nói, bài toán của Sàn đứng ở góc độ Tool Marketing thì nó sẽ là sự kết hợp cả Tính PhíTrả Phí, cả Nội SànNgoại Sàn. Ở góc độ kinh doanh, nó là cả một quá trình từ việc nhìn đến việc cẩm một sàn phẩm trên tay thật sự.

Xem thêm: Marketing Nội Sàn (On-site) và Marketing Ngoại Sàn (Off-Site) là gì? Tận dụng như thế nào cho gian hàng của bạn? Tại đây

Xem thêm các bài viết hay & mới nhất của mình:

Bài viết: Góc nhìn và cách làm Marketing các gian hàng level tiền tỉ, trăm triệu, chục triệu trong một ngày Mega Sale -> Xem Tại đây 

Bài viết: Chuẩn bị Mega Sale Campaign dựa trên thấu hiểu hành vi mua hàng của Shopper trên sàn –> xem Tại đây

Bài viết: Cách tư duy thiết kế dữ liệu khi làm Marketing trên sàn TMDT -> xem Tại đây

—–

À ! Mình rất vui nếu bạn trò truyện và đặt câu hỏi với mình thông qua đường link Google form bên dưới bạn nhé

https://forms.gle/d4Xex6MhG8zAsGht8

Tags

Cris To

Hello, mình là một người làm Marketing trong lĩnh vực Ecommerce. Mình thích Ecom và Homedecor, Data, Marketing và Cả Business nữa. Rất vui khi bạn ghé thăm "Nhà"

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button
Close