Ecommerce

Mùa đông đang đến

Chào các bạn đến với chuỗi bài viết thuộc dự án Run With Ecommerce, dự án với những bài viết tập trung nhiều hơn vào những chủ đề mang tính thích nghi và ứng biến với những thay đổi chóng mặt và ngày càng khó khăn trong lĩnh vực Ecommerce

Mùa đông đang đến, không phải mua đông giá lạnh, mà là mùa đông của nền kinh tế đang chững lại. Nếu các bạn làm trong lĩnh vực Ecommerce, bạn sẽ thấy giá cả nhập liệu ngày càng tăng hơn, chi phí cũng tăng (phí sàn, phí freeship.. hầu như tất cả loại phí), dẫn đến giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng cũng tăng.

Các công ty bắt đầu chuyển mình qua những mô hình “rút gọn” hơn, các phòng ban trước đó mang tính investment đầu tư dài hạn giờ đã có thể không còn, những nhân sự có thể làm được nhiều việc được trọng dụng hơn và ngược lại những nhân sự kém chất lượng có thể nằm trong diện bị sa thải.

Doanh số của các ngày Mega Campaign ngày càng giảm, traffic giảm, voucher hỗ trợ giảm. Mega Campaign lúc 0h đêm vốn đã là đặc sản của dân Ecom vừa mệt mà cũng vừa vui, nay đã dần mất đi sự vui của nó.

Trước đây mình thường không quan tâm nhiều đến kinh tế vĩ mô, nhưng ở thời điểm hiện tại, ngoài đặc thù công việc phải follow theo tỉ giá USD / VND, thì mình đã bắt đầu hướng sự quan tâm của bản thân đến những biến động của kinh tế vĩ mô. Và khi đó mình bắt đầu nhìn thấy một bức tranh không mấy tích cực sẽ tác động trực tiếp đến công việc, kết quả của công việc, lẫn túi tiền của mình

Bạn có thể xem 1 video về sự biến động của tiền Việt & USD mình đính kèm bên dưới

Chúng ta đang nghèo đi, và khách hàng cũng vậy

Mới hồi cuối năm 2021, tỉ giá 1 USD = 23,300VND, đến thời điểm hiện tại (11.2022), 1 USD = 24,832. Tăng khoảng 6% , nếu mình đổi ra tiền đô để đi du lịch, đồng nghĩa với việc mình đang mất thêm 6% để đổi lấy 1 đô la Mỹ.

Có nghĩa rằng, bỗng một ngày đẹp trời, tiền của mình mất đi khoảng 6% giá trị, mặc đù mình chẳng làm gì cả. Và do mình mất tiền, mình cũng sẽ cắt giảm chi tiêu và mình nghĩ đại đa số mọi người cũng sẽ như thế, khi mọi người cùng nhận ra rằng cũng trong 1 tháng, thì mức chi tiêu căn bản đã dần tăng lên, thì việc đầu tiên nghĩ đến là tiết kiệm nhiều hơn và hạn chế chi tiêu những món không cần thiết.

Khi khách giảm chi, kết hợp với việc phí sàn cũng tăng, để giữ được biên lợi nhuận như trước đó, các nhà bán hàng dĩ nhiên phải tăng giá bán. Và combo (khách ít tiền + giá cả tăng + ưu đãi ít đi) thì doanh số của nhà bán hàng bắt đầu giảm xuống.

Trong bối cảnh như thế, nếu gian hàng của bạn vẫn tăng trưởng đều mỗi tháng về GMV, thì việc đầu tiên cần làm là review lại tất cả các chi phí cấu thành doanh thu của bạn, nếu nó vẫn giữ được mức như cũ của những tháng trước, thì chúc mừng, nhưng nếu ngược lại chi phí cũng tăng phi mã thì chúng ta bắt đầu có nhiều việc phải làm hơn rồi.

Layoff, sai thải, cắt giảm nhân sự

Xu hướng này gần như là tất yếu, tại công ty cũ Jetcommerce, mình đã thấy động thái cắt off nhân sự, hoặc cắt những mảng business đang vận hành tốt nhưng có lợi nhuận âm. Hàng tuần hàng tháng ở cty mới (Logitech) mình cũng đều được họp và nghe ban giám đốc ở Vùng chia sẻ về khủng hoảng năng lượng, lạm phát, chiến tranh Ukraina, Zero Covid ảnh hưởng như thế nào và phải cắt giảm nhân sự như thế nào trong thời gian sắp tới.

Bạn cũng sẽ thấy điều tương tự với Shopee (cắt nhân sự), TIKI (dòng tiền không ổn định), Lazada (chuyển qua tập trung chủ yếu vào các mảng vẫn còn nhu cầu cao như FMCG, Beauty…).

Cắt giảm ngân sách, Tăng chi phí

Ngân sách bán hàng, ngân sách quảng cáo, ngân sách cho các hoạt động operation,… tất cả đều được quản lí chắt chẽ hơn, thậm chí là cắt giảm nếu cần thiết.

Mô hình làm việc từ xa (hybrid) được chú trọng hơn, làm việc từ xa, remote hoặc thậm chí chuyển sang book freelancer để tiết kiệm tối đa chi phí đã và đang được ưu tiên hơn.

Thời điểm này (tháng 11), cá nhân những người làm Ecommerce Planning sẽ bắt đầu vào giai đoạn xây dựng JBP (Joint Business Planning), AOP (Annual Operating Plan)…Và nếu như bạn để ý, giá solution package, marketing solution, từ các sàn đều đã tăng giá, tỉ giá nghe phong phanh đâu đó 1 USD = 25,000vnd (trong khi năm nay là 23,300vnd), tức để mua 1 package như năm 2021 đã từng, thì bạn phải bỏ thêm tầm 7% nữa trong năm 2022 (đó là trường hợp sàn không tăng giá).

Và nếu chi phí tăng 7%, thì để giữ được biên lợi nhuận tương đương, ta thường tăng giá sản phẩm. Nếu vẫn muốn giữ giá sản phẩm như trước, thì cái gì sẽ được cắt giảm (chi phí vận hành, nhân sự ??)

Đối đầu và bước qua mùa đông lạnh

Mùa đông này là một mùa đông quá lạnh. Dĩ nhiên mình là một người trẻ 25 26 tuổi, mình không biết sẽ tương lai nền kinh tế sẽ diễn ra như thế nào. Thị trường sẽ biến động như thế nào và kéo dài trong thời gian bao lâu.

Nhưng mình hiểu, trường hợp tệ nhất, mình sẽ mất việc, hoặc phải chuyển sang công việc với mức lương thấp hơn, những dự định hay mong đợi về personal growth của mình (mức lương, vị trí, công việc..) sẽ bị chững lại, hoặc thấp chí nền kinh tế sẽ kéo mình xuống thấp hơn những thứ mình mong đợi.

Việc hiểu và nhìn được những doanh nghiệp đang bắt đầu có những yêu cầu nào dựa trên việc cắt giảm nhân sự cũng sẽ giúp mình định hướng lại bản thân và xây dựng thêm những bộ kĩ năng mới.

  • Đa năng hơn, đa nhiệm hơn: Lúc trước, mình chỉ chuyên mảng traffic, merchandise, project management, planning… Tuy nhiên với việc cắt giảm nhân sự như hiện tại, mình thấy các cty sẽ cần những nhân viên đa năng hơn, làm được nhiều việc hơn. Vì thế mình bắt đầu học thêm Commercial, financial.
  • Freelancer Second Job: Cá nhân mình là người theo chủ nghĩa tập trung, tức mình chỉ muốn làm duy nhất 1 công việc và có kế hoạch nâng cấp thu nhập của mình thông qua việc tăng cấp level dựa trên việc nâng cấp kĩ năng & trải nghiệm làm việc. Tuy nhiên, ở thời điểm này mình bắt đầu suy nghĩ về việc làm thêm công việc phụ để có thêm khoảng tích trữ và cover lại những khoảng mình bị mất do lạm phát. Dĩ nhiên nó sẽ tác động đến
  • Thay đổi: Mình bắt đầu thay đổi cách mình tiếp cận 1 công việc, mình tin sẽ có cách tốt hơn với thời gian ngắn hơn cho mỗi đầu việc, từ việc quan sát những người giỏi hơn mình gấp nhiều lần. Tìm cách làm được nhiều việc hơn, vẫn giữ nguyên chất lượng trong một thời gian như cũ. Mình đang cố để thay đổi.

Tổng kết

Tóm lại, chúng ta dù gì cũng đã có những khoảng thời gian lên như diều gặp gió năm 2020, 2021 khi thị trường Ecom được chú ý rất nhiều, đến hiện tại thì đã bắt đầu đến giai đoạn khó khăn hơn, nên tập trung nhiều hơn và luôn giữ được tinh thần tỉnh táo để đối đầu với những con sóng mới.

Mình hi vọng bạn có thể trao đổi tranh luận thêm cũng như đặt câu hỏi với mình thông qua đường link bên dưới.

https://forms.gle/d4Xex6MhG8zAsGht8

 

Cris To

Hello, mình là một người làm Marketing trong lĩnh vực Ecommerce. Mình thích Ecom và Homedecor, Data, Marketing và Cả Business nữa. Rất vui khi bạn ghé thăm "Nhà"

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button
Close