Giai đoạn cuối năm Ecommerce MKT Planner thường làm gì để chuẩn bị cho năm sau?
Chào các bạn, trong tháng 11 này thú thật là khoảng thời gian mình không còn thực sự tập trung vào hoạt động viết blog xoay quanh các chủ đề về Ecommerce nữa.
Một phần thì ngoài các Mega Sale như 12.12 và Tết thì mình còn phải lên kế hoạch cho các giai đoạn tiếp theo trong năm sau (đây là hoạt động khiến mình stress nhất), phần còn lại vì mình muốn định hướng lại nội dung trên blog này.
Mình đặt chủ đề của blog này trong năm nay là “Let’s Go Ecom”, nơi mà mình chỉ đơn giản là kể lại chặn hành trình mới bắt đầu làm nghề của mình, và thông qua đó, mình vô tình giúp đỡ hay truyền cảm hứng cho nhiều anh chị em bạn bè muốn tham gia vào lĩnh vực này.
Và bởi vì blog này đang định hướng là nơi chia sẻ những câu chuyện của mình, nên trong năm sau thì sẽ có nhiều nội dung không chỉ nằm ở Ecommerce Marketing nữa, các chủ đề khác như leadership, business metrics, business finance, product planning là những chủ đề mà mình sẽ tập trung quan tâm hơn.
Dự định là vậy, nhưng có một điều mình có thể chắc chắn là blog này vẫn luôn định vị với những content sâu và mang thiên hướng tư duy nền tảng thông qua quá trình mình làm việc & rút kinh nghiệm, nhiều hơn là tập trung vào các công cụ & tiểu tiết.
Okay, vậy thì như tiêu đề của bài viết, cuối năm không chỉ là giai đoạn vắt chân lên cổ để chạy campaign, mà còn là giai đoạn để một Ecommerce MKT Planner tổng hợp lại tất cả những hoạt động và kết quả mà gian hàng hay dự án đã thực hiện và kết quả. Cũng như các biến động của thị trường trong suốt 1 năm qua. Và từ đó bắt đầu xác định những vấn đề và cơ hội để bắt đầu xây dựng kế hoạch phát triển cho năm sau.
Vậy thì hiện tại cá nhân mình đã chuẩn bị những gì trong giai đoạn cuối năm nay để làm nền tảng phát triển cho năm tiếp theo? Mình chia sẻ một vài gạch đầu dòng bên dưới & hi vọng bạn có thêm nhiều góc nhìn & ý tưởng mới.
Thu thập toàn bộ dữ liệu từ tổng quan đến chi tiết của các hoạt động Marketing trong năm vừa qua
Mình luôn nhấn mạnh từ “tổng quan” rồi mới đến “chi tiết”. Bởi vì khi đứng ở góc độ tổng quan bạn mới bao quát được toàn bộ vấn đề, việc không nhìn ở góc độ tổng quan trước có thể khiến bạn xác định sai vấn đề và từ đó làm mọi hoạt động phân tích & cải thiện kết quả dù có cố gắng đến cách mấy cũng sẽ đổ sông đổ bể.
Ví dụ như trong 1 dự án mình làm, vấn đề tổng quan là bọn mình không cải thiện được doanh số, bởi một yếu tố cấu thành nên doanh số là traffic lúc nào cũng bị vấn đề. Tuy nhiên, khi gom hết các dữ kiện thì bọn mình quyết định không tập trung cải thiện traffic, mà tập trung vào xây dựng lại cấu trúc giá để phù hợp với mức chi của thị trường hơn. Và từ đó, doanh thu tự nó cải thiện và kéo theo traffic cũng bắt đầu tăng lên theo từng tháng một cách tự nhiên. Dĩ nhiên là việc làm song song cả hoạt động tối ưu về Traffic và cấu trúc lại giá sản phẩm là vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, không phải lúc nào một dự án cũng đủ nguồn lực để có thể giải quyết hết tất cả vấn đề cùng lúc.
Việc thu thập dữ liệu tổng quan & chi tiết thì cũng dựa trên kinh nghiệm và mức độ am hiểu về business metrics lẫn marketing metrics của người làm dự án đó. Nên thông thường mình chỉ thu thập những dữ liệu mà mình thực sự hiểu về nó, vì chỉ khi hiểu về dữ liệu thì mới hiểu nó đang kể câu chuyện gì và từ đó thiết lập các giải pháp để cải thiện tình hình.
Ví dụ, nếu bạn chỉ hiểu về GMV = Traffic x Conversion Rate x AOV thôi thì bạn có thể xác định số liệu trong 1 năm của các hạng mục đó, và sau đó tiếp tục đào sâu hơn. Tuy nhiên, hiện tại mình còn quan tâm hơn về Basket Size, Average Selling Price (Giá trung bình khi bán 1 đơn vị sp), AOV by New Buyer (mức chi của khách hàng mới), AOV by Current Buyers…
Bạn có thể tham khảo 1 template ở bên dưới mình vừa tạo nhanh
Quan trọng hơn hết, khi mình có một bảng tổng quan & xác định những vấn đề mang tính tổng quát, mình sẽ rất dễ nhận được lời khuyên từ các sếp ở cấp trên, người có góc nhìn có thể sẽ khác biệt & bao quát hơn so với một người trực tiếp vận hành dự án như mình hiện tại.
Đa phần, sau khi có những dữ liệu tổng quan & 1 vài vấn đề bề mặt, mình sẽ đi hỏi hết các Project Manager hoặc Line Manager và cố gắng push họ để có thêm nhiều hơn những góp ý mang tính định hướng. Và cũng bởi vì các dữ liệu nằm ở tầng tổng quan, nên họ sẽ không mất quá nhiều thời gian để hiểu vấn đề mà sẽ đi ngay đến bước góp ý luôn. (từ đó mình vừa tiết kiệm được thời gian cho mình và cho sếp, và cũng có được thứ mình cần).
Xác định những phân mảng chính để một project có thể phát triển
Để một project ecommerce phát triển thì quả thật mình thấy nó không chỉ nằm ở câu chuyện công thức GMV = Traffic x AOV x Conversion Rate.
Mà nó còn nằm ở nhiều vấn đề khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số đó, ví dụ như
Hạng mục Project Management
- Brand Partnership: Mối quan hệ giữa mình và các đối tác trực tiếp có được smonth không, có gặp trục trặc trong quá trình chuẩn bị không, và thường gặp vấn đề ở khâu nào trong toàn bộ process làm việc, bao nhiêu lần trong tháng ?
- Platform Partnership: Tương tự như thế, mối quan hệ giữa mình và Platform (các anh chị KAM) có đang ổn không? Hay gặp trục trặc ở khâu nào trong toàn bộ chu trình.
- Internal team structure: Các vấn đề nội bộ giữa team Marketing và các team khác có được giải quyết triệt để chưa, đã và đang xảy ra liên tục những vấn đề gì?
Tương tự như thế, sẽ có các hạng mục chính khác mình gọi theo cách mình đặt tên thôi Marketing Development (Onsite Traffic Optimization, Offsite, Performance, Channels New Solution, Data System, Planning, Product, Customers). Trong từng hạng mục chính & hạng mục nhỏ sẽ có những vấn đề và cơ hội khác nhau. Nếu xác định được nó theo một dữ liệu định lượng thì sẽ có cơ sở để đánh giá rõ ràng hơn những yếu tố đó mà không có sự cảm tính xen vào?
Ví dụ, ở hạng mục Planning. Ở tháng 6, mảng Planning mình đã cải thiện ở mặt template & data connection rất là nhiều để ra được những hoạt động planning đúng với thị trường và giảm 30% thời gian planning. Thể hiện qua việc tháng 6 là tháng đỉnh nhất về mặt hiệu quả các channel marketing. Vậy đây là cơ hội tốt để mình nâng cấp về mặt Planning có thể áp dụng cho các project khác từ đó thực hiện hoạt động scale up.
Xác định những vấn đề và cơ hội trong các phân mảng đó.
Như mình nói ở trên, có những hạng mục mang đến cho dự án rất nhiều cơ hội, nhưng cũng có hạng mục xảy ra rất nhiều vấn cần giải quyết.
Ở bước này không quan trọng đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí. Mà quan trọng là mình cần phải list ra hết những vấn đề và cơ hội trong từng hạng mục. Hãy sâu chuổi lại tất cả những hoạt động trong 1 năm qua, xem đâu là vấn đề và đâu là cơ hội để có thể phát triển đó nó lên.
Mình cứ list hết tất cả những vấn đề và cơ hội ra càng nhiều càng tốt.
Đào sâu các vấn đề xem cốt lõi của vấn đề là gì?
Có những vấn đề chỉ mang tính chất bề mặt, nếu chỉ giải quyết vấn đề mang tính bề mặt, nhiều khả năng vấn đề sẽ không được giải quyết.
Ngược lại, tìm ra cốt lõi tại sao xuất hiện vấn đề đó, và giải quyết nó, thì vấn đề bề mặt sẽ được giải quyết.
Đây là một trong những phương pháp tư duy mình thường xuyên dùng nhất có tên gọi là Root Cause Analysis. Thông qua quá trình liên tục đặt câu hỏi Why, mình sẽ tìm được cặn nguồn vấn đề và việc còn lại là mình tập trung giải quyết vấn đề cốt lõi. (mình có để video ở bên dưới bạn có thể tham khảo).
Mình cũng hay áp dụng nó vào đời sống, mình ví dụ cho bạn dễ hiểu
Vấn đề: Tháng 11 này mình không tập trung viết blog?
Tại sao?
–> Vì mình không cảm thấy không có nhiều ý tưởng để viết !
Tại sao lại cảm thấy không có nhiều ý tưởng để viết?
–> Vì mình không thực sự tập trung để suy nghĩ về blog như trước kia?
Tại sao lại không tập trung như trước kia?
–> Mình mình có nhiều mối bận tâm khác và nó làm mình bị stress vì suy nghĩ quá nhiều !
Tại sao nhiều mối bận tâm lại bị stress?
–> Vì mình đang không kiểm soát tốt các mối bận tâm & vấn đề mới mình đang gặp phải !
Tại sao không kiểm soát tốt, trước kia có như vậy không?
–> Hmm, không, trước kia vẫn kiểm soát được, nhưng sau 11.11 mình bị burnt out và mọi chuyện bắt đầu mất kiểm soát từ đó.
==> Vậy có thể kết luận rằng, sau campaign 11.11 thì mình bị burn out và mình không kịp thời hồi phục lại sức khỏe (về thể chất lẫn tinh thần) và vẫn tiếp tục nhận thêm các vấn đề mới. Từ đó làm mọi chuyện vượt tầm kiểm soát và hoạt động Blog từ đó bị ảnh hưởng.
Và việc mình sẽ làm là giành nhiều thời gian để hồi phục về sức khỏe, chứ không phải cố gắng tự động viên bản thân rồi thức khuya để viết cố gắng viết blog vì nó sẽ làm sức khỏe của mình đi xuống hơn nữa.
Tổng hợp lại vấn đề cốt lõi & cơ hội và tiến hành lược bỏ.
Sau khi đã tìm ra xong được vấn đề cốt lõi & các cơ hội. Cũng là lúc mình bắt đầu lược bỏ nó, không phải cái vấn đề nào cũng cần được ưu tiên giải quyết.
Bởi vì nguồn lực luôn luôn có giới hạn, và nếu càng nhiều mục tiêu thì càng tốn nguồn lực, và có thể, vì quá nhiều mục tiêu muốn đạt được nhưng nguồn lực không cho phép.
Dẫn đến chuyện không có mục tiêu nào hoàn thành và điều này sẽ vô cùng tệ cho bất kì dự án nào.
Trong năm nay, các dự án của mình làm, chỉ có một mục tiêu duy nhất là Data Key Learning. Và nhờ mục tiêu duy nhất đó nên mọi hoạt động về dữ liệu của dự án đều được làm & phân tích rất chặt chẽ, và nhờ vấn đề đó được giải quyết nên các hoạt động như Planning hoặc Partnership được diễn ra suôn sẻ.
Tuy nhiên, gắn trong một khoảng thời gian cố định (1 năm). Có những mục tiêu sẽ được đạt được nhanh chóng và nó là tiền đề để bạn đạt được những mục tiêu mang tính tham vọng hơn nhiều. Mình hay gọi đó là Small Wins make Big Win.
Nôm na khi mình nhận 1 dự án mới, mình sẽ xác định đâu là cái mình cần làm để tạo ra những small win nhất định, small win này giúp mình có được sự đánh giá tốt dựa trên kết quả tốt đạt đã đạt được, từ đó công việc sẽ tiến triển một cách dễ dàng hơn & là tiền đề cho mình đạt được những Big Win.

Tiến hành lập kế hoạch theo quy tắc S.M.A.R.T
Âu ki, sau khi có những mục tiêu cần đạt được để các vấn đề được giải quyết hoặc những cơ hội được phát triển, lẫn mức độ ưu tiên của những mục tiêu. Thì bước thiết lập kế hoạch thực thì là bước cuối.
Mục tiêu cần đi kèm với kết quả & thời gian để đạt được. Nên mình luôn áp dụng quy tắc SMART khi áp dụng lập kế hoạch. Quy tắc này rất cơ bản nhưng rất thực tế, nên các bạn có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin kĩ hơn.
Kết Luận
Ở trên mình vừa chỉ ra các mình đang làm cho các hoạt động tổng kết & lên kế hoạch cuối năm. Hi vọng bạn có thêm góc nhìn mới. Các thông tin mình viết được mình học từ nhiều nguồn khác nhau & áp dụng rồi ghi chép lại.
Nếu các bạn muốn học bài bản, có thể tham khảo các nguồn tài liệu bên dưới
- The first 6 weeks: 6 tuần đầu tiên của Brand Manager (Phần 3) – Brandvietnam (Thái Thùy Anh) -> Buổi 6: Bonus Week – The Brand Plan Process
- How I ranked 1st at Cambridge University – The Essay Memorisation Framework ( Ali Abdaal on Youtube)
- The 5 Whys Explained – Root Cause Analysis (EPM on Youtube)
—
Mình hi vọng bạn có thể trao đổi tranh luận thêm cũng như đặt câu hỏi với mình thông qua đường link bên dưới.
https://forms.gle/d4Xex6MhG8zAsGht8
Blog rất chất lượng. Bài viết có tâm. Mình tìm nội dung để cho bạn mình đọc nhưng rồi mình cũng thấy thích blog bạn luôn. Mong bạn dành thời gian ra nhiều bài viết chất lượng hơn nữa. Bạn Sài Gòn khi nào tiện xin mời bạn ly cafe nhé ^^.
Mình cảm ơn bạn nhiều nhé