Nắm lịch trình các chiến dịch Sale của Lazada để lên kế hoạch bài bản và chủ động.
Trong một năm, có vô vàn các chiến dịch Sale từ sàn được tổ chức ở rất nhiều cấp độ khác nhau, nắm rõ được độ lớn của chiến dịch trong một khoảng thời gian xác định từ đó thiết kế một kế hoạch thực thi cụ thể. Sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng thực thi rất nhiều, từ đó tối đa hóa cơ hội (doanh số, conversion rate, traffic…) cũng như tối thiểu hóa được chi phí.
Ví dụ: Trong chiến dịch Mega Campaign (chiến dịch Sale lớn nhất năm), traffic đổ về sàn rất nhiều và hành vi mua hàng cũng như săn sale của user đang có sẵn, dẫn đến chi phí đấu thầu từ khóa rẻ hơn nhiều so với ngày thường. Biết được điều đó, bạn sẽ có kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lí hơn, sẽ ưu tiên hơn cho những ngày Mega Campaign để thu về doanh thu cao với suất lợi nhuận ROI cao hơn, còn ngày thường thì chạy ngân sách thấp hơn.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó, nếu bạn là Shop Mall, có mua các gói giải pháp marketing từ sàn, đặc biệt là Lazada, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề hơn trong khâu lên kế hoạch, quản lí các cột mốc thời gian của chiến dịch.
Vì thông thường, một chiến dịch Mega Campaign, nhà bán hàng cần phải chuẩn bị các materials (hình ảnh, content, bộ banners) trước rất lâu để gửi lại cho sàn cài đặt các bước tiếp theo. Quan sát của mình năm ngoái, lúc mình đang sấp mặt với chiến dịch 11.11 thì cũng đồng thời phải chuẩn bị cho chiến dịch 12.12, khi 12.12 vừa chuẩn bị chạy thì đã nghe tin phải chuẩn bị cho chiến dịch Tết.
Chính vì thế, nắm một lịch trình tổng quan sau đó chia nhỏ nó ra để lên kế hoạch cho từng chiến dịch cụ thể là tối quan trọng giúp bạn theo dõi sát sao các deadline và giúp đỡ đồng đội của mình chuẩn bị tâm thế chủ động trước những cơn bão Deadline.

1. Các cấp độ của chiến dịch
Ở Lazada, nhìn chung các chiến dịch sẽ được phân theo các mức độ: Mega Campaign > A++ Campaign > A+ Campaign, sắp xếp theo thứ tự độ lớn của các chiến dịch. Tùy theo chiến dịch, nhãn hãng / sellers có thể liên hệ với Lazada để đầu tư vào các gói Marketing Solution (Platinum, Gold Plus, Gold, Silver) nhằm giành được nhiều hạng mục hiển thị từ đó có nhiều traffic hơn trong các chiến dịch Sale.
Sẽ rất khó để nói các nhà bán hàng cần phải mua gói nào để đạt được hiệu quả doanh thu tốt nhất, nó còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu như năm ngoái, Payday (Chiến dịch Sale nhân ngày lương về) không được Lazada chú trọng, thì hiện tại, Payday đã được nâng lên tầm A++ Campaign, tức chỉ sau Mega Campaign (11.11, 12.12).
Nếu để ý bạn cũng có thể thấy trên truyền hình, quảng cáo youtube sẽ xuất hiện TVC giới thiệu về chiến dịch Lương Về Sale Kịch Sàn của Lazada. Trong giao diện quản lí bán hàng Lazada, cũng đã có ghi nhận đo lường các chỉ số đánh giá chiến dịch Payday Campaign April (mà thường năm ngoái chỉ có Mega Campaign như 11.11 mới có)
Điều này chứng tỏ, năm nay Lazada đang dần nâng tầm các chiến dịch Lương Về (từ 28 tháng này đến ngày 02 tháng sau) bằng cách dẫn rất nhiều traffic ngoại sàn truy cập vào Lazada.
Và dẫu cho gian hàng không mua các gói Marketing do sàn cung cấp, thì cũng đã có một lượng traffic từ các chiến dịch Marketing của sàn (hơn nữa traffic đã có sẵn hành vi mua hàng dựa trên các hoạt động truyền thông của Sàn). Mọi người có thể tận dụng điều này để tăng tối đa cơ hội bán hàng của các Sellers.
Một câu nói mình rất thích từ anh Trần Lâm, Founder July House: “Ở đâu có traffic, ở đó có mình thôi các bạn !!”

2. Sắp xếp sự ưu tiên so với nguồn lực hiện có

a/ Timeline
Ở trên là lịch các chiến dịch cụ thể phân chia theo các cấp độ, đi sâu hơn, để mọi thứ được kiểm soát ở thế chủ động, bạn cần có những timeline cụ thể hơn nữa (Action Plan), phân chia cho các phòng ban, các nhân sự nắm chính để đảm bảo tránh bị chồng chéo deadline và giúp các phòng ban khác chuẩn bị nguồn lực trong những gian đoạn “nóng”.
Sau nhiều chiến dịch bị sấp mặt, mình có chuẩn bị sẵn luôn một Action Plan Template. Cứ tới chiến dịch nào thì lại tạo một file y chang như thế như chiến dịch trước, chỉnh sửa lại một chút, đỡ mất thời gian.
b/ Phân bổ ngân sách
Nếu bạn sử dụng các công cụ trả phí (Paid Ads) nội sàn và cả ngoại sàn (Facebook CPAS – Affiliate). Việc biết trong tháng nay gian hàng sẽ tham gia chiến dịch gì là khá quan trọng, từ đó bạn mới có kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lí trong các ngày bình thường và các ngày có Mega Sale để mang về doanh thu theo kế hoạch.
Thông thường, doanh thu của tháng, sẽ chia nhỏ ra doanh thu của các chiến dịch và doanh thu của các ngày thường. Từ đó, dựa vào các chương trình promotion và các dữ liệu quá khứ để lên kế hoạch marketing cụ thể.
Công thức chung vẫn là :
GMV (Gross Merchant Values) = Traffic x Conversion Rate (CR) x Average Order Values (AOV)
Đa số, các đợt Mega Sale sẽ chiếm một tỉ lệ doanh thu khá lớn trong cả tháng, kéo theo ngân sách marketing cũng sẽ đầu tư vào các ngày này nhiều hơn.
c/ Kế hoạch xen kẻ
Dĩ nhiên, nếu không phải Mega Sale, thì những ngày bình thường doanh số khá ít, đây là dịp rất tốt để xây dựng những hạng mục bền vững cho gian hàng, ví dụ như tăng lượt theo dõi gian hàng, trang trí trang gian hàng, tăng lượng Rating & Review….
Để cho các sản phẩm có được performnace tốt nhất trong các đợt Mega Sale (đặc biệt là các sản phẩm mới đăng lên sàn), hãy tận dụng những ngày bình thường để xây dựng các chỉ số performance cho sản phẩm đó (sale, order, traffic, conversion rate).
d/ Kế hoạch hàng hóa
Cái này mình không rành, vì trong công ty mình không chuyên mảng này, tuy nhiên để có thể đáp ứng được một lượng đặt hàng tăng đột biến trong các đợt Mega Campaign thì đòi hỏi cũng cần phải có một kế hoạch hàng hóa hớp lí.
2. Kết Luận
Nắm được lịch trình diễn ra các chiến dịch sale trên sàn và nguồn lực nội tại hiện có từ đó đưa ra một kế hoạch, timeline cụ thể để phối hợp các phòng ban với nhau, cũng như phân bổ nguồn lực hợp lí, sẽ giúp cho việc vận hành gian hàng trở nên “dễ thở hơn” rất nhiều, đặc biệt là trong gian đoạn các Mega Sale diễn ra liên tục.
—–
Buy Me A Coffe – Mời Mình 1 Ly Cafe Làm Quen Nhé ^^
Mình không phải là thầy giáo, tư vấn viên hay chủ một gian hàng nào cả. Mình đơn giản là đang làm tốt công việc (Ecommerce Marketing Planner) bằng cách đúc kết và chia sẻ những thứ mình làm và trải nghiệm được trong quá trình làm nghề, thông qua các nội dung trên Blog.
Nếu bạn đọc đến đây, và thấy bài viết hay và có giá trị, thì hãy “mời” mình bằng 1 ly Cafe. Hãy tưởng tượng bạn uống mời mình 1 ly cafe có giá 2$ – 5$, và mình sẽ thưởng thức cốc cafe đó để tìm kiếm những ý tưởng, kinh nghiệm thực tế và tiếp tục có những bài viết chất lượng hơn.
Bạn có thể ủng hộ Nhân qua link MoMo này nhé (và đừng quên để lại lời nhắn góp ý cũng như Tên của bạn nhé): https://nhantien.momo.vn/cristo

Chia sẻ câu chuyện kinh doanh & marketing trên sàn qua email cùng mình, mình rất sẵn lòng để nghe và có thể sẽ giúp bạn (trong năng lực của mình).
Email: trongnhan2pm@gmail.com
Thank you !
Câc bài viết của anh rất dễ vào đầu em. Many thank anh ạ! Em chỉ tò mò không biết mất bao lâu để có thể có một sự chuẩn bị từ timeline một cách cặn kẽ như thế này :))
Cám ơn em đã đọc các bài viết của anh nha Hiền. Về câu hỏi của em, tùy thuộc vào tình hình của chiến dịch đó là gấp hay không gấp, thời gian chuẩn bị nhanh nhất là 1 tuần (dĩ nhiên không đạt được độ hoàn hảo rồi), còn bình thường mega campaign tầm 3 tuần, A++ Campaign tầm 2 tuần em nha
Trong một lúc lang thang vì quá chán nhìn màn hình theo dõi số trực tuyến thì va phải blog của anh/ hoặc của bạn. Em/ tớ cũng mới dấn thân vô ngành Ecom đã phải vận hành ngay cái sàn Laz và cũng va ngay phải cái chiến dịch Mega lớn nhất năm. Giá mà đọc bài này sớm thì có lẽ mình đã chuẩn bị plan kĩ hơn, tâm thế vững vàng hơn. Anw rất mong chờ được hỏi hỏi từ anh/bạn và được đọc nhiều bài viết bổ ích về chuyện làm ngành Ecom ^^
cam ơn bạn rất nhiều. mình vẫn ra bài mỗi tuần nhé