Lần đầu chạy Regional Super Brand Day – Tầng Cao Nhất Của Một Mega Sale
Tháng 7 sắp tới đây là lần đầu tiên mình được tham gia thực hiện một chiến dịch Mega Sale tầm cỡ khu vực – Regional Super Brand Day trên Lazada. Đây là một chiến dịch Mega Sale riêng biệt với thời gian chuẩn bị lâu nhất (khoảng 40 đến 45 ngày), kèm theo đó là rất nhiều hạng mục về Commercial và Marketing cần phải chuẩn bị với số lượng người tham gia đông đảo giữa các bên.
Có thể bạn chưa biết?
Ngoài các Mega Sale thông thường như Siêu Sale 6.6, Siêu Sale 9.9 với doanh số khủng x15 đến x25 lần doanh số bình thường. Thì các sàn TMDT còn chuẩn bị riêng cho các nhãn hàng các gói Marketing Solution riêng lẻ để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Nhưng mình tóm lại 3 hình thức chính
- Super Brand Day: Ngày Sale riêng của thương hiệu.
- Supper New Arrival: Giúp thương hiệu thâm nhập vào thị trường, ra mắt sản phẩm mới…
- Super Brand Opening: Ra mắt thương hiệu lần đầu tiên trên sàn.
Các chiến dịch Mega Sale đa phần thường sẽ mua các gói Marketing Solution (Các gói giải pháp hiển thị) của sàn, có rất nhiều Level từ Silver đến Gold đến Platinum trải dài từ ngàn đến chục ngàn đô.
Tuy nhiên, đối với các chiến dịch như Super Brand Day , hay Supper Brand Opening thì theo kinh nghiệm của mình, sàn ecommerce sẽ dựa trên độ lớn (về doanh thu) trong khả năng đạt được của thương hiệu dựa trên mức độ đầu tư, thì họ sẽ custom (thiết kế) riêng lẻ một bộ Marketing Solution với những hạng mục riêng biệt khác nhau dành riêng cho chiến dịch đó.
Để làm được điều này, nhãn hàng và client thường phải ngồi lại với nhau (thường có sự tham gia của trưởng ngành hàng) một vài lần để thống nhất các hạng mục quan trọng, trong đó quan trọng nhất là Marketing và Commercial.
Regional Super Brand Day thì cũng là một Super Brand Day nhưng nó sẽ chạy chung cho toàn Đông Nam Á trong 1 ngày duy nhát, và KPI doanh thu mình đánh giá cũng rất cao. Hiện tại vẫn trong giai đoạn chuẩn bị nên mình sẽ note lại một số cái mình biết
Intergrated Marketing Kết Hợp Marketing Nội Sàn
Hẳn nếu bạn học và làm Marketing cũng đã nghe qua Integrated Marketing Communications (IMC) – Truyền thông tích hợp là chiến lược marketing kết hợp các công cụ truyền thông và truyền tải một thông điệp nhất quán.
Điều này đồng nghĩa với câu chuyện, nhãn hàng sẽ gần như tận dụng tất cả các kênh Marketing hot nhất hiện tại bên ngoài sàn (KOLs, Livestream, Facebook Ads, PR báo chí, GDN,…) với một lượng ngân sách lớn, ,để tạo nên một câu chuyện và thông điệp với mục đích chính là dẫn toàn bộ lượng traffic ngoại sàn vào gian hàng của mình. Nó khác ở chỗ, dù là chương trình Sale, nhưng nó vẫn có thông điệp nhất quán.
Khi lượng user vào đến sàn, họ vẫn sẽ sẽ thấy nhãn nhãn thông điệp nhất quán ấy ở gần như mọi nơi trong ngày hôm đó, vì nhãn hàng đã gần như mua toàn bộ hạng mục hiển thị có thể có trên sàn.
Đích đến của tất cả các hạng mục đó là trang Sale Page (Landing Page chuyên bán hàng). Chuyên ngành gọi là MCP (Main Campaign Page).
Áp Lực Cho Cả Sàn, Không Chỉ Ở Nhãn Hàng
Ở những chiến dịch kiểu như vầy trên Lazada, thông thường sẽ nhãn hàng và sàn sẽ có phân chia nhiệm vụ và KPI đóng góp về mặt Doanh thu và Traffic. Nhãn hàng X% Revenue và Sàn Lazada 100%-X% Revenue.
Nhãn hàng sẽ dẫn traffic và tận dụng các kênh của mình để dẫn về một lượng traffic nhất định (đa phần là ngoại sàn) từ đó chuyển đổi ra doanh thu.
Lazada, ở phía còn lại, đã thiết kế riêng một gói hiển thị nội sàn dành riêng cho nhãn hàng, họ cũng phải tận dụng các tất cả các kênh media và nguồn lực của họ để dần traffic và từ đó chuyển đổi ra doanh thu.
Về mặt chương trình khuyến mãi & quà tặng cho Super Brand Day, sàn và client cũng sẽ ngồi lại để discuss với nhau về những chương trình và cách tung khuyến mãi như thế nào là hợp lí. Sàn sẽ có keylearning và dữ liệu của cả một ngành hàng, ngược lại, nhãn hàng sẽ có kinh nghiệm về khách hàng của họ thông qua các chiến dịch trước đó.
Mục tiêu chung ở đây vẫn là doanh số, nên việc thống nhất từ Marketing đến Commercial Promotion là tối quan trọng và được trao đổi khá nhiều lần.
Tất Cả Tinh Túy Nhất Sẽ Được Triển Khai
Về mặt Marketing, như đã nói ở trên, cả Sàn và Nhãn hàng, sẽ tung ra những gì tinh túy nhất để có thể dẫn lượng traffic khổng lồ từ ngoại sàn và nội sàn vào trang bán hàng.
Nếu như các Nhà bán hàng tận dụng nhịp sàn trong các chiến dịch Mega Sale chung chung như 6.6, để tạo ra traffic và doanh thu đột biến (khi mà khách hàng đã có sẵn tâm lí săn sale). Thì Super Brand Day là một câu chuyện ngược lại, nhãn hàng & sàn phải kết hợp lại để tạo ra một ngày riêng biệt, điều này sẽ khó hơn vì nhu cầu săn Sale của khách hàng không có sẵn như các Mega Sale khác.
Teasing Dài Hơi và Chỉ Có Một Ngày Sale
Một chiến dịch Sale trên sàn thì sẽ có hai giai đoạn:
- Teasing (để tạo nhu cầu cho khách hàng): Thông thường 5 đến 7 ngày
- D-Day (ngày Sale chính): Thông thường 1 ngày hoặc 3 ngày
Super Brand Day thì khác, nó đánh dấu giai đoạn Teasing Dài hơi nhất mà mình từng được làm, trên 10 ngày. Và ngày Sale chính chỉ có 1 ngày duy nhất.
Những Kênh Trend Nhất Của Nửa Cuối 2021
Dĩ nhiên, với một chiến dịch Super Brand Day lớn như thế này thì các nhãn hàng mặc dù có nhiều tiên nhưng họ cũng muốn tối đa hóa dòng doanh thu của họ, bằng cách tận dụng các kênh Marketing hiệu quả nhất.
a/ Facebook CPAS vẫn được tin dùng
FacebooK Ads, cụ thể là Facebook CPAS vẫn là công cụ được tin dùng bật nhất đối với các nhãn hàng lớn. Nhưng đó không phải câu chuyện dùng CPAS để tạo doanh số, mà là dùng CPAS để tạo Traffic và lượng ATC, từ đó chuyển đối khách hàng bằng Promotion hấp dẫn.
ROAS của CPAS theo góc nhìn cũng mình đang thấp nhất trong tất các các công cụ trả phí. Tuy nhiên nó vẫn là bắt buộc vì tính đa năng của nó (Re-Marketing cho rất nhiều tệp đối tượng).
Xem thêm: Một Chút Hiểu Biết Của Mình Về Quảng Cáo FacebooK CPAS Dưới Góc Độ Nhà Bán Hàng (P1)
b/ Livestream lên ngôi
Nếu như năm ngoái, KOLs dẫn traffic về sàn là công cụ hiệu quả nhất, thì năm nay, Livestream được cả Lazada và Shopee tập trung rất nhiều. Và sẽ càng được đầu tư nhiều hơn nữa. Tại sao ?
Hiện nay, các sàn đang tập trung vào câu chuyện Cá nhân hóa và Livestream làm được điểu đó
- Livestream giúp tăng trải nghiệm sản phẩm thật cho khách hàng
- Tăng tính tương tác giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng
- Tăng tính tập trung (trong cùng 1 thời điểm có nhiều người vào xem để cùng nghe 1 thông điệp) và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu.
c/ Affiliate đang dần là kênh chính để tạo doanh thu
Affliate dần trở nên là một kênh cực kì đơn giản và tốn ít nguồn lực nhất để có thể mang về doanh thu cực kì tốt. Với Lazada, bạn chỉ cần vào hệ thống, set up phần hoa hồng cho sản phẩm, và đợi ra đơn. Đặc biệt, tiền hoa hồng sẽ được trừ trực tiếp trên đơn bán ra, bạn lợi thêm 1 mặt về dòng tiền (khi không cần phải chi tiền trước).
Ngoài ra, bạn còn có thể chỉ định hoặc nhờ sàn lựa chọn những KOLs chất lượng & phù hợp với nhãn hàng của mình.
Xu thế Affiliate và KOC đang dần trở nên chiếm ưu thế hơn hẳn so với các kênh khác, livestream có thể tăng tương tác tốt nhưng đôi khi không mang lại nhiều doanh thu bằng Affiliate.
c/ KOLs vẫn còn đất diễn
Với việc, book 1 bài post về một người nổi tiếng nào đó, hoặc influencers để họ đăng bài viết kèm link sản phẩm thì hiện tại đang dần thoái trào (đặc biệt đối với các nhãn tầm trung).
Khách hàng ngày càng thông minh hơn và họ tin tưởng hơn vào các KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Kết Luận
Cám ơn các bạn đã đọc đến đây, vì dự án của mình thì nhãn hàng chỉ có một lần chạy Super Brand Day trong năm, nên mình cũng như lần đầu thực hiện chiến dịch này. Ở trên là những chia sẻ của mình trong quá trình chuẩn bị. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn thú vị hơn.
Xem thêm các bài viết hay & mới nhất của mình:
Bài viết: Góc nhìn và cách làm Marketing các gian hàng level tiền tỉ, trăm triệu, chục triệu trong một ngày Mega Sale -> Xem Tại đây
Bài viết: Chuẩn bị Mega Sale Campaign dựa trên thấu hiểu hành vi mua hàng của Shopper trên sàn –> xem Tại đây
Bài viết: Cách tư duy thiết kế dữ liệu khi làm Marketing trên sàn TMDT -> xem Tại đây