Một Chút Hiểu Biết Của Mình Về Quảng Cáo FacebooK CPAS Dưới Góc Độ Nhà Bán Hàng (P1)
Xin chào, mình là một Marketing Planner chuyên lên kế hoạch & thực thi về mặt marketing cho các gian hàng trên Sàn TMDT, đến thời điểm hiện tại thì mình đã chạy được khoảng 8 chiến dịch Mega Sale cho gian hàng chủ yếu trên Lazada, gian hàng mà sử dụng một lượng lớn ngân sách marketing ở mỗi kì mega sale để kéo lượng truy cập ngoại sàn cực lớn vào gian hàng nhằm phục vụ cho mục đích bán hàng.
Chiếm hầu hết lượng ngân sách marketing ngoại sàn chính là công cụ quảng cáo Facebook CPAS (gọi tắt là quảng cáo CPAS). Vậy CPAS có cái gì hay ho mà gần như nó là một kênh bắt buộc phải đầu tư trong tất cả các kì mega sale?
Mình không phải là một người trực tiếp thực thi và tối ưu hóa quảng cáo CPAS, nhưng mình là người tham gia trong việc lên kế hoạch cũng như đề xuất phân bổ ngân sách để kết hợp với các chiến lược marketing nội sàn để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên những nội dung bên dưới sẽ thiên về góc độ của một nhà bán hàng nhiều hơn, nghĩa là “Tại sao tôi phải đầu tư ngân sách vào công cụ CPAS, và tôi lời được bao nhiêu đồng trên 1 đồng bỏ ra?”
Lưu ý: Nếu bạn muốn hiểu thêm 1 cách sâu về việc tối ưu, hãy đọc bài viết này của Pmax Agency nhé: Performance Marketing #4: Facebook CPAS giải pháp hỗ trợ Brand tăng trưởng trên sàn thương mại điện tử
Quảng Cáo Facebook CPAS là gì?
CPAS là viết tắt của Collaborative Platform Advertising Solution (hoặc đơn giản hơn CPAS = Collaborative Ads). Tiếng việt thì hay nói là quảng cáo cộng tác.
Đây là một loại hình quảng cáo được Facebook sinh ra để dành riêng cho các nhãn hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada). Mục đích là để thúc đẩy doanh số, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng thành công
Theo định nghĩa chuẩn của Facebook:
Quảng cáo cộng tác trên Facebook là giải pháp đơn giản và an toàn để nhà bán lẻ hỗ trợ thương hiệu chạy chiến dịch marketing theo hiệu quả cho sản phẩm của họ, từ đó tăng doanh số trên trang web hoặc ứng dụng di động của nhà bán lẻ.
Nhà bán lẻ sử dụng quảng cáo động có thể tạo phân khúc danh mục gồm các sản phẩm của một thương hiệu. Thương hiệu có thể sử dụng phân khúc danh mục này để chạy quảng cáo động nhằm hiển thị sản phẩm phù hợp với những người thể hiện sự quan tâm trên nền tảng, ứng dụng hoặc nơi khác của nhà bán lẻ trên Internet.
Quảng cáo CPAS mới vừa được ra mắt hồi tháng 02/2019, nhưng được bắt đầu áp dụng rộng rãi hơn vào cuối năm 2019, đầu 2020. Theo mình quan sát, ngoài giới làm thương hiệu trên sàn ra (Shopee Mall, Lazada Mall) thì CPAS chưa thực sự được biết đến và áp dụng rộng rãi trong một kế hoạch marketing bài bản cho các kì mega sale trên sàn TMDT
Tại sao nhãn hàng chọn Facebook CPAS ?
Bởi vì sàn thích điều này kaka, và theo cá nhân mình quan sát thì các sàn TMDT thường hay khuyến khích nhà bán hàng đầu tư vào kênh quảng cáo CPAS (thay vì quảng cáo thông thường). Mình cũng không biết tại sao, vì thực sự có những lúc CPAS không mang lại hiệu quả về mặt ROI (Return on Invesment) or ROAS và bài toán cân đo xem nên đầu tư vào kênh trả phí nào vẫn luôn là bài toán khó với các nhà bán hàng
Ví dụ thay vì bỏ 1 cục tiền 5000$ chỉ để chạy Facebook CPAS thì bọn mình sẽ cân nhắc xem có nên tách cục 5000$ đó ra thành hai và đầu tư vào các kênh trả phí có ROI tốt hơn không?
Theo mình hiểu CPAS được Facebook sinh ra để dành riêng cho Sàn. Mà sàn nào thì cũng cần một lượng Traffic và việc khuyến khích các nhãn hàng đầu tư vào CPAS cũng là một cách thuận lợi để sàn có thể tăng lượng traffic ngoại sàn cho mình (đồng thời lưu lại được một lượng dữ liệu khổng lồ). Dĩ nhiên đây vẫn là câu chuyện WIN – WIN.
Về phía Nhà bán hàng / Nhãn hàng.
Facebook CPAS tỏ ra vượt trội hơn hẵn so với các loại hình quảng cáo khác. Với góc nhìn của mình thì nó có 3 lí do
Thứ nhất: Target đúng tệp khách hàng mình cần – đúng người muốn mua
- CPAS giúp Retarget những người đã xem trang sản phẩm hoặc những người đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa tiến hành mua hàng
- CPAS giúp Retarget những tệp khách hàng đã mua sản phẩm của bạn cho những sản phẩm khác (nhằm mục đích bán thêm Upsell hoặc bán chéo Cross Sell)
Mục đích của chúng ta là làm thế nào để chuyển đổi khách hàng tiềm năng từ đầu phễu xuống các tầng ở dưới phễu, từ đó biến họ trở thành khách hàng. Việc quảng cáo CPAS cho chúng ta khả năng quảng cáo lại (Retarget) đến những đối tượng nhất định trong từng tầng của Phễu sẽ giúp ta tối đa hóa cơ hội chuyển đổi.
Ví dụ, một sản phẩm 400K, bạn đã bỏ vào giỏ hàng rồi, nhưng còn rất đắng đo vì giá cũng khá cao. Bạn thoát ra lướt Facebook 1 xíu, tình cờ thấy quảng cáo đúng sản phẩm đó kèm theo 1 đoạn “tặng voucher 25K + freeship”. Lúc đó bạn bấm vào quảng cáo đó và quyết định mua sản phẩm.
Thứ hai: Đo lường được ROI (or ROAS tùy cách bạn định nghĩa), Conversion Rate (tỉ lệ chuyển đổi ra đơn) để tính toán ngân sách một cách chủ động và rõ ràng nhất.
Đối với CPAS, bạn tính được Conversion Rate/ Sales / PDP PageView / số ATC. Mình không rành hồi trước quảng cáo như nào, nhưng CPAS có vẻ vượt trội hơn nhờ tính được tỉ lệ Conversion Rate.
Từ đó chúng ta có thêm 1 công thức đắt giá nữa
CR% = Item Sold / PDP PV (Product Detail Page – Pageview)
Tỉ lệ chuyển đổi ra đơn = Số sản phẩm bán ra / số lượng xem trang sản phẩm đó
Từ đây, bạn có thể lên kế hoạch và dự trù ngân sách một cách rất chủ động. Tỉ lệ CR% của CPAS thường sẽ thấp hơn tỉ lệ CR% của toàn gian hàng. Mức độ thấp hơn thì tùy ngành hàng. Chúng ta cũng phải chạy test thử trước để xem mức độ hiệu quả của nó.
Thứ ba: Nó khi kết hợp với các công cụ khác, sẽ giúp bài toán tổng thể trở nên dễ thở hơn rất nhiều.
CPAS được sử dụng chủ yếu trong kì Mega Sale. Mà Mega Sale thường chia ra 2 giai đoạn. Giai đoạn Teasing & Giai Đoạn D-Day (ngày Sale chính).
Mục tiêu của Teasing –> Là làm thế nào để người dùng nhớ chương trình và tiến hành thêm vào giỏ hàng (vì tâm lí chờ đợi săn sale)
Mục tiêu của D-Day -> Là làm thế nào để người dùng tiến hành mua sản phẩm và mua với đơn hàng cao hơn.
Nếu bạn tận dụng được các tool nội sàn và các tool ngoại sàn (như CPAS) thì bạn sẽ tối đa được tỉ lệ chuyển đổi cũng như doanh số hơn rất nhiều. Mình lấy ví dụ nhé.
Bước 1: Bạn dùng Shopee Ads / Lazada Ads để chạy quảng cáo cho tệp khách hàng ở trong sàn. Họ Click vào và đã xem sản phẩm. -> (Lúc này ID của họ đã được lưu lại)
Bước 2: Bạn dùng CPAS tiếp tục Retarget cho các đối tượng này trên Facebook với nội dung là “Hãy thêm vào giỏ hàng vì có deal hot giới hạn” –> Đối tượng này thấy hoài và cũng phát sinh nhu cầu click vào trang sản phẩm, lúc này hành vi và nhu cầu của họ đã rõ ràng hơn. Họ quyết định bấm lưu voucher và thêm sản phẩm đó vào giỏ hàng nhằm chờ tới 6.6 để thanh toán.
==> Và xin chúc mừng bạn, bạn đã win được giai đoạn Teasing trong một kì Mega Sale bằng cách áp dụng kết hợp hai công cụ đơn trả phí. Hãy nhớ là mới chỉ có 2 công cụ thôi nhé. Và còn rất rất nhiều công cụ nữa, từ đó, mỗi dạng hình thái kinh doanh khác nhau sẽ dùng một bộ công cụ khác nhau.
Xem thêm các bài viết hay:
Bài viết: Góc nhìn và cách làm Marketing các gian hàng level tiền tỉ, trăm triệu, chục triệu trong một ngày Mega Sale -> Xem Tại đây
Bài viết: Chuẩn bị Mega Sale Campaign dựa trên thấu hiểu hành vi mua hàng của Shopper trên sàn –> xem Tại đây
Bài viết: Cách tư duy thiết kế dữ liệu khi làm Marketing trên sàn TMDT -> xem Tại đây
Kết Luận
Ở trên mình đã nêu ra và hướng dẫn cơ bản bản chất của CPAS và cách sử dụng chung như thế nào là hợp lí và hiệu quả. Mình cũng chỉ vừa mới tiếp cận công cụ này được 8 tháng nay thôi nên còn rất nhiều những hạn chế (ví dụ như đi sâu vào tối ưu nhóm quảng cáo, đối tượng quảng cáo này).
Mình không hề khẳng định là CPAS là công cụ bắt buộc phải có vì mỗi mô hình và mỗi ngành hàng kinh doanh sẽ rất khác nhau. Nên bạn cũng nên cân nhắc hoặc đọc thêm các bài viết khác của mình để có thêm góc nhìn về sàn nhé
Minh vẫn đang trong quá trình nghiên cứu cũng như áp dụng để có thêm những key-learning mới cho các chiến dịch tiếp theo. Phần 2 sẽ chi tiết hơn cách tối đa hóa hiệu quả của CPAS theo góc độ nhà bán hàng.
—–
Buy Me A Coffe – Mời Mình 1 Ly Cafe Làm Quen Nhé ^^
Mình không phải là thầy giáo, tư vấn viên hay chủ một gian hàng nào cả. Mình đơn giản là đang làm tốt công việc (Ecommerce Marketing Planner) bằng cách đúc kết và chia sẻ những thứ mình làm và trải nghiệm được trong quá trình làm nghề, thông qua các nội dung trên Blog.
Nếu bạn đọc đến đây, và thấy bài viết hay và có giá trị, thì hãy “mời” mình bằng 1 ly Cafe. Hãy tưởng tượng bạn uống mời mình 1 ly cafe có giá 2$ – 5$, và mình sẽ thưởng thức cốc cafe đó để tìm kiếm những ý tưởng, kinh nghiệm thực tế và tiếp tục có những bài viết chất lượng hơn.
Bạn có thể ủng hộ Nhân qua link MoMo này nhé (và đừng quên để lại lời nhắn góp ý cũng như Tên của bạn nhé): https://nhantien.momo.vn/cristo
À ! Mình rất vui nếu bạn trò truyện và đặt câu hỏi với mình thông qua đường link Google form bên dưới bạn nhé
https://forms.gle/d4Xex6MhG8zAsGht8