EcommerceKinh NghiệmLifestyleNhật Kí

Hỏi & Đáp – Bớt lười, tập trung, quản lí thời gian, mục tiêu sống, nguyên tắc, mental heath, healing chữa lành

Chào các bạn, đây là bài viết tâm sự và nội dung chủ yếu về cuộc sống công việc & chuyện làm blog, ghi chú lại những cảm nhận về trải nghiệm mình đã trải qua cùng những bài học mà mình có được.

Nếu các bạn đang tìm các bài viết chuyên sâu hơn về TMDT, hãy nhấp vào đường link bên dưới.

https://totrongnhan.com/category/ecommerce/

Còn nếu các đã từng đọc các bài viết như

Bài viết: Hết tháng 7, hoang mang rớt số, đồng đội thân nhất nghỉ việc, intern lên fulltime, campaign khó nhất năm, việc làm ý nghĩa và những nguyên tắc (đọc tại đây)

Bài viết: Ngày mai đồng đội mình nghỉ việc – Chuyện nghề những ngày trống rỗng (đọc tại đây)

Thì bài viết này sẽ tương tự các nội dung như trên. Hi vọng bạn thích vì mình dù không làm nội dung này nhiều, nhưng mình cũng rất thích viết các bài viết kiểu này.

Trong tháng 8 thì mình có mở 1 đường link để bạn đọc có thể trò chuyện với mình hoặc có thể hỏi những chủ đề xoay quanh TMDT, nhưng không hiểu vì lí do gì, mọi người hỏi nhiều hơn về cuộc sống, cách mình quản trị bản thân, hay quan niệm về tinh thần (những thứ mình rất ít khi chia sẻ).

Nên trong bài viết này, mình sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn, từ đó đưa ra những quan điểm cá nhân của bản thân. Mình sẽ rất vui nếu bài viết này giải đáp được phần nào trăn trở của người hỏi.

(link mình nói ở đây: https://forms.gle/d4Xex6MhG8zAsGht8) 

Câu 1: Cách để bớt lười, tập trung khi làm việc và quản lí thời gian 

Nguyên văn câu hỏi: Rất thích đọc các bài của em, em có tips nào để mình: Bớt lười, tập trung khi làm việc và manage thời gian tốt không

Cảm ơn anh chị vì đã nhìn em như là một người chăm chỉ.

Để giảm bớt sự lười biếng và tăng sự tập trung khi làm việc. Cái đầu tiên em thường làm là hay tự hỏi bản thân mình làm việc đó là vì cái gì? Nó có phải sự ưu tiên của mình không ? Mình được lợi ích gì từ nó?….

Khi mà trả lời được hết, thông thường em sẽ bớt sự lười đi vì đã có một lí do để làm (ví dụ như viết blog từ đầu năm đến giờ). Còn đa phần, những hoạt động không có đủ lí do, làm theo cảm xúc nhất thời thì gần như 90% em sẽ bỏ dở giữa chừng.

Nếu là một hoạt động mới, thì đa số ở giai đoạn đầu ta cố gắng với cảm xúc cao (có thể do được ai đó động viên khích lệ, được nhận sự cảm hứng từ 1 nguồn nào đó). Em gọi đó là giai đoạn nóng máy

Sau một khoảng nóng máy thì thường sẽ rất là mệt mỏi. Và bắt đầu nãy sinh những lí do để biện minh cho sự lười biếng của bản thân. Từ đây, sự tập trung vào hoạt động này cũng bắt đầu xảy ra vấn đề, và rồi sẽ bắt đầu bỏ bê.

Cái chính yếu là cảm xúc của sự bỏ bê có thể làm bản thân cảm thấy tội lỗi. Và từ đó suy nghĩ quá nhiều dẫn để việc ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động khác. Ở giai đoạn này khi đã dao động rồi thì rất dễ bị sa đà vào những thứ dễ dàng như xem Tiktok, lướt Facebook, xem video hài…

Để vượt qua giai đoạn nóng máy mà tiến đến giai đoạn máy chạy đều. Em sẽ bỏ vào đó rất nhiều sự tập trung và giữ cho bản thân mình cảm xúc bình tĩnh nhất.

Giai đoạn này thực sự khó chịu, vì não bộ đang phản kháng lại vì nó không có quen, nhưng khi vượt qua được, khi đã quen rồi thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Em thường đặt tên gđ này là “Get The Shit Done” (có thể hoàn thành ở mức chất lượng thấp, nhưng phải hoàn thành nó cho bằng được).

Cách tư duy trên hoàn toàn phù hợp cho tất cả các khía cạnh trong công việc lẫn cuộc sống của em hiện tại. Khi nhận 1 dự án mới trên công ty, khi bắt đầu tập chạy bộ, khi bắt đầu học đàn guitar, …

Và nếu hiểu được điều đó, khi làm việc với người khác hay yêu cầu họ làm 1 cái gì đó mới, ta cũng dễ dàng cảm thông được sự khó chịu của họ, vì họ phải làm 1 công việc mới mà họ không quen, dễ dẫn đến cáu gắt hoặc làm nhiệt tình gđ đầu nhưng sau đó lại mất mood.

Khi đã cảm thông được rồi thì mình cũng biết cách để thuyết phục đồng nghiệp hoặc đối tác của mình hơn.

May mắn là 2 tháng nay e đang đọc quyền sách Đột Phá Tư Duy Thương Hiệu, trong sách có hẳn 1 chương về não bộ cũng nói về chủ đề này. Anh chị có thể tìm đọc để cũng cố niềm tin theo các luận điểm khoa học. Ngoài ra thì cũng có quyển Tư Duy Nhanh Chậm, tuy em chưa đọc nhưng cũng có nghe nói sách đó viết về cùng chủ đề này.

Biết chữ xấu rồi nên đừng chê thêm mn nhé =)))

Còn các công cụ quản trị thời gian hiện tại em chỉ dùng Google Sheet và Goolge Calendar để trợ giúp mình trong việc sắp xếp thời gian. Trước đó e dùng Trello, EverNote, Notion và cả chục cái app nhằm quản lí bản thân, nhưng với em thì càng nhiều app thì càng nhiều app lực thôi haha.

Câu 2: Mơ hồ về định hướng cũng như giá trị mục đích sống. Gợi ý một số đầu sách hay cách xác định nguyên tắc, mục đích sống cho bản thân

Nguyên văn câu hỏi: Chào anh, cảm ơn anh đã tạo blog này để mỗi ngày/mỗi tuần em học thêm 1 điều mới. Em là sinh viên mới ra trường nhưng còn mơ hồ về định hướng cũng như giá trị, mục đích sống của mình quá. Anh có thể giới thiệu 1 số đầu sách mà anh đã đọc qua hay cách anh xác định nguyên tắc, mục đích sống cho bản thân không ạ? Em mong chờ 1 chiếc blog or 1 Facebook post từ anh. Keeping healthy and staying safe anh nhé!

Chào bạn, đây là chủ đề khá khó với một người trẻ như mình, thực ra, mình cũng đang trong hành trình tìm kiếm và xây dựng giá trị cốt lõi cho bản thân. Hành trình này của mình đã và đang kéo dài đến 6  7 năm (bắt đầu kế hoạch từ năm lớp 12). Và rất có thể, sẽ kéo dài đến năm thứ 10.

Ngay từ khi đặt chân vào đại học, mình chỉ có một mục tiêu duy nhất là trải nghiệm thật nhiều những khía cạnh trong cuộc sống để hiểu hết các góc cạnh trong bản thân.

Trốn nhà bắt xe lên sg để tham dự hội thảo khám phá bản thân (của a Nguyễn Hữu Trí) hồi năm lớp 11, tham gia câu lạc bộ, đi bán bánh bông lan dạo ngoài đường, làm bồi bàn, đi làm sale, đi tình nguyện nước ngoài, đi phượt 1 mình, thử dạy học, thử làm sếp, tích lũy tiền thử gap year, cùng kinh doanh vs bạn (nhưng bị xù haha), yêu đương, tập đàn, viết lách, tìm hiểu về tâm linh…

Tất cả những trải nghiệm đó, chỉ có mục đích duy nhất : Trả lời cho câu hỏi mình là ai?

Well, tin buồn là như mình nói, nó có thể kéo dài thêm 3 – 5 hoặc thậm chí hơn. Cá nhân mình không cổ xuyến cho việc cứ sai đi vì cuộc đời cho phép, cũng không nói về việc tuổi trẻ là những lần thử nghiệm.

Những trải nghiệm đó, nếu được làm lại, mình sẽ có kế hoạch kĩ lưỡng hơn, để hạn chế những những hậu quả từ những sai lầm không đáng có trong quá trình trải nghiệm.

Sau những lần vấp ngã, bạn sẽ bắt đầu thiết lập được cho mình những nguyên tắt và giá trị cốt lõi cho bản thân. Từ đó dần biết bản thân mình thích cái gì và nên làm cái gì. Và mình có niềm tin rất lớn, suốt hành trình đó, việc loại bỏ những cái không thích hợp, sẽ giúp mình tiến gần hơn đến câu trả lời: Bản thân mình là ai !

Ví dụ sau 1 lần làm bồi bàn nhưng bị quỵt tiền, mình đã thề với bản thân là không bao giờ cho phép bất cứ ai được lập lại điều đó với bản thân mình 1 lần nào nữa. Dĩ nhiên nói là nói như vậy thôi, nhưng ai mà biết được vì cuộc sống sẽ nhiều điều rất bất ngờ.

Tuy nhiên cái hay là mình đã set up được những nguyên tắc, từ đó hạn chế những việc xấu mà mình không muốn nó diễn ra.

Cũng chính vì thế, từ khi mình ngộ ra những điều trên, mình ít khi nào có những cuộc trò chuyện hay tâm sự, bài viết hay phán xét về việc khuyên nhủ người khác phải sống như thế nào là tốt, như thế nào là xấu, phải nên làm như thế này, phải nên làm như thế kia, đặc biệt là khía cạnh cuộc sống.

Từ đó mà bình an tập trung vào cuộc sống của mình thôi.

(Ít thôi chứ không phải là không có nha, mình không phải thánh mà không có tham sân si đâu kaka).

Câu 3: Một câu hỏi tiếng Anh về Mental Health

I haven’t catched up with all your 51-52 blogs, but I’m setting my own goal that at least I would spending time to read at least 2 articles / week (I’m scared of running out of articles to read if I read too much lol, or you could be busy since Mega season is coming – quite nervous yeh?). Additionally, I think it’s quite interesting on how you sharing about normal life aspects, especially about mental health healing. I too, recently start my journey on healing my mental health with professional helps ’cause the heavily pressure of my previous job and boss. If it could be possible, I know you might think that sharing abt this is kinda personal, or you’re just being humble (as you have been always like that and we all love that personality) and shy of sharing, but I hope one day, you could inspire us the story of how you win yourself, win the mental health journey to help on navigating people with the same problem.

Mình đang hiểu rằng bạn đang cảm thấy áp lực vì công việc và boss và cuộc sống. Nên bắt đầu tìm đến mental heath (những hoạt động về tinh thần) để chữa lành (healing) và mong mình có những chia sẻ về con đường của mình trong việc tự chữa lành tinh thần & kiểm soát bản thân đối với những vấn đề trong cuộc sống. 

Well, vẫn là một câu hỏi khó và dường như mình cũng ít khi chia sẻ vì hành trình này là hành trình đi sâu vào bên trong bản thân, việc chia sẻ ra bên ngoài như đăng lên social media là một điều tối kỵ (cá nhân mình nhìn nhận thôi).

Tuy nhiên, do đây là một trong những câu hỏi có nhiều cảm xúc nhất mà mình nhận được, nên mình mạn phép chia sẻ với bạn một chút cách mà mình hiểu cũng như áp dụng về chủ đề này.

Hiểu 

Mental Health (sức khỏe tinh thần) + Physical Health (sức khỏe thể chất) là 2 thứ đi song hành với nhau. Sức khỏe thể chất tốt sẽ giúp sức khỏe tinh thần tốt lên. Và ngược lại.

Healing (chữa lành) tức là khi bạn đang có vấn đề. Thì mới cần chữa (mình hiểu bạn đang ở đây)

Còn nếu không có vấn đề gì, thì chỉ cần rèn luyện điều độ để cũng cố (còn mình đang ở đây).

Chấp nhận

Việc đầu tiên bạn cần làm, là chấp nhận mình đang có vấn đề. Việc này khó. Càng khó hơn khi bạn luôn phải đeo 1 cái mặt nạ vô hình (mà chính bạn cũng không biết vì chưa thực sự chấp nhận) khi tương tác bên ngoài (mạng xã hội, sếp, đồng nghiệp, bạn bè).

Việc tổn thương về mặt thể chất (sẽ làm bạn cảm thấy đau ngay lập tức và cảm nhận được ngay). Nhưng tổn thương về mặt tinh thần, không dễ để bạn cảm nhận !

Việc hiểu mình đang có vấn đề và việc chấp nhận mình đang có vấn đề. Là một khoảng cách cực kì xa. Bạn cần xác định một cách rõ ràng. Và chỉ khi chấp nhận đang có vấn đề thì bạn mới tiến đến bước tiếp theo là bắt đầu chữa lành được.

Cũng chính vì thế, dù bạn có xem nhiều video hoặc đọc nhiều blog về chữa lành, thì kết quả có thể sẽ không khả quan (đó là trải nghiệm của mình ở giai đoạn đầu)

Hành động

Có một thuật ngữ mình rất tâm đắc “Go – With – The – Flow”. Đi theo dòng chảy, mọi việc xảy về tinh thần dù tốt hay xấu, bạn có thể đi theo dòng chảy đó. Đừng cố gắng sửa chữa nó.

Giống như khi bạn nhảy xuống 1 hồ nước, chân bạn chạm đáy, thì bạn sẽ có đủ sức bật để  bật lên mặt nước nhanh hơn để thở vậy đó. Hoặc khi bạn bơi ngửa, bạn càng cử động mạnh, bạn sẽ càng dễ bị chìm xuống.

Nếu bạn mệt, thì có thể nghỉ ngơi, đừng cố huyễn hoặc là mình phải cố gắng hơn nữa.

Nếu bạn đau lòng và muốn khóc, hãy khóc thật nhiều, khóc 1 mình cũng được, đừng huyễn hoặc là đàn ông hay người mạnh mẽ thì không được khóc.

Mình nhắc lại, vì đây là hoạt động đi sâu vào bản thân, nên điều tối kị là khi bạn lỡ tay đăng 1 status hay story buồn và người khác vào hỏi thăm, hoặc động viên cố lên…. sẽ có thể phá vỡ đi sự tĩnh lặng và khả năng đi theo dòng chảy của bạn.

Mình hay thực hiện điều đó như việc

  • Chạy bộ mỗi khi đi làm về, vừa chạy hoặc đi bộ một mình vừa nghe podcast (Web5ngay Tâm Sự Kinh Doanh). Nếu may mắn có thể nói đúng nội dung bạn đang gặp vấn đề, từ đó bạn có đủ lắng đọng & thời gian để suy ngẫm.
  • Đi bơi. Lúc bơi & nhìn mặt hồ khi chỉ còn lại vài người, sẽ là khoảng thời gian tốt nhất để bạn suy nghĩ được nhiều thứ nhất.
  • Viết (Hoạt động mình làm mỗi ngày, viết về hôm qua mình như thế nào, mình đã làm được gì, điều gì khiến mình không vui, tại sao nó lại như thế. Và dĩ nhiên, không bao giờ mình đăng những cái đó vì nó vì Social sẽ làm mình dao động dù là tích cực hay tiêu cực).
  • Ngồi 1 mình uống cà phê & nhìn cây (từ 6h sáng đến 7h sáng, khung giờ cố định).
  • Các buổi deeptalk với 1 vài người bạn mà mình thấy là họ cùng tần số với mình, chỉ nói về cuộc sống. (deeptalk face to face và hoàn toàn tập trung vào cuộc nói chuyện, không nhắn tin)
  • Đọc sách
  • Mình không theo trường phái thiền hay yoga nên cũng không biết nó như nào, nhưng bạn có thể thử xem.

Tự vấn 

Sau khi đã làm được 1 khoảng thời gian, hãy tự vấn lại bản thân đã tốt hơn chưa. Nếu chưa tố hãy thử cái khác, đủ lâu. Và nếu vẫn chưa ổn, bạn nên tìm đến bác sĩ.

Nếu chưa hiểu về câu chuyện Go-With-The-Flow bạn có thể xem thêm video này

Tổng kết 

Viết dài quá, không biết có ai đọc không. Nhưng hi vọng mình giai đáp được các thắc mắc cho những người thực sự yêu quý mình. Đây là blog cá nhân nên việc mình kết nối và chia sẻ được 1 vài người hưởng ứng cũng là niềm vui rất lớn rồi.

Dạo gần đây mình có vẻ như viết nhiều bài chuyên môn quá cao và khá khó hiểu. Thực ra, vì hiện tại mình làm thêm 1 vài dự án cộng đồng như Group Ecommerce và cũng đang phải học thêm những kiến thức khác như quản trị tài chính, tối ưu dnah mục sản phẩm hay vận hành,

Nên quỹ thời gian có đôi chút bị đảo lộn một chút. Và nội dung cũng từ đó bị dao động hơn. Nhưng mình vẫn cố gắng ít nhất 1 tuần 1 hoặc 2 bài blog và từ từ điều chỉnh nội dung trở lại theo định hướng ban đầu (Sau khi đã có thêm nhiều trải nghiệm thực tế hơn).

Mình hi vọng bạn có thể trao đổi tranh luận thêm cũng như đặt câu hỏi với mình thông qua đường link bên dưới.

https://forms.gle/d4Xex6MhG8zAsGht8

 

Cris To

Hello, mình là một người làm Marketing trong lĩnh vực Ecommerce. Mình thích Ecom và Homedecor, Data, Marketing và Cả Business nữa. Rất vui khi bạn ghé thăm "Nhà"

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button
Close