Làm sàn. Nếu muốn dễ thì dễ, muốn khó thì khó.
Trong quá trình triển khai và thực thi marketing trên sàn đến giờ khoảng 3 – 4 dự án thuộc các category hoàn khác nhau ở chủ yếu 3 sàn Shopee Tiki Lazada.
Có dự án to (P&G), có dự án trung bình (Younik Bag), có dự án mới bắt đầu (DJI Flycam), có dự án bắt đầu từ con số âm (Deli Handtools). Hoặc tư vấn cho vài đứa bạn làm Fashion.
Mình thấy, về mặt bản chất, làm sàn không khó. Cái khó ở chỗ, để làm được chỉn chu và lâu dài và bền vững (về mặt bán hàng lẫn mặt branding), người làm sàn phải đặt rất nhiều nổ lực vào nó.
Nếu gian hàng tập trung vào việc sinh tồn, ra đơn là được (chưa nói đến lời lãi). Các công cụ trả phí hoàn toàn có thể giúp bạn 1 cách nhanh chóng. Facebook Ads (CPAS), Shopee Ads, Lazada Discovery, Slot FlashSale….
Ngược lại
Tất cả những công cụ miễn phí sinh ra cũng có lí do của riêng nó. Có thể nó không mang lại cho gian hàng một lượng lớn doanh thu và lấy đi rất nhiều nổ lực.
Shopee Story, Shoppe Feed, Lazada Feed, hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, content sản phẩm, video sản phẩm, trang giao diện gian hàng là những công cụ hoàn toàn miễn phí, mà khi đụng vào nó, rất là cực luôn.
Đôi khi tối ưu hóa những cái này thực sự rất mất thời gian, đặc biết là mỗi đợt mega campaign. Ví dụ bọn mình phải đổi hết giao diện trang chủ gian hàng để bắt mắt hơn, hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, đôi khi cả content sản phẩm, còn chưa kể đến đóng gói, bao bì, giấy cám ơn…. Những cái đó, đa phần thiên về việc làm branding (hoặc tăng tỉ lệ conversion rate một chút) Và khó có thể đo lường mức độ hiệu quả.
Đôi khi tối ưu hóa những cái này thực sự rất mất thời gian, đặc biết là mỗi đợt mega campaign. Ví dụ bọn mình phải đổi hết giao diện trang chủ gian hàng để bắt mắt hơn, hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, đôi khi cả content sản phẩm, còn chưa kể đến đóng gói, bao bì, giấy cám ơn…. Những cái đó, đa phần thiên về việc làm branding (hoặc tăng tỉ lệ conversion rate một chút) Và khó có thể đo lường mức độ hiệu quả.
Rồi làm và thực thi là một chuyện. Lại phải ngồi đọc data, kết nối các dữ liệu với nhau để tìm ra vấn đề, cân đo đong đếm các nguồn lực xem nên giải quyết vấn đề nào trước. Cái nào đang làm tốt, cái nào không? hoặc chấp nhận từ bỏ luôn hạng mục đó, chứ không ôm đồm được hết.
Có những hạng mục, đóng góp chỉ tầm 2% đến 5% doanh số, và tiêu tốn rất nhiều nguồn lực. Nhưng vấn phải làm. Vì nếu đặt business model theo hướng lâu dài hoặc so với thị trường và đối thủ, thì không làm không được.
Ví dụ như livestream, live khàn cả cổ, đôi lúc chẳng có ai mua, nhưng vẫn phải làm. Vì sao? Vì sàn đang khuyến khích và ưu tiên, thị trường đang có hiệu ứng thích xem livestream vì có tính tương tác và chân thật giải quyết được sự bận tâm của khách trên sàn, cùng việc đối thủ trực tiếp của mình đang làm đều đặn –> Thì mình buộc phải suy nghĩ về livestream, dù không muốn lắm.
Hoặc dành thời gian, trả lời từng cái đánh giá của khách hàng theo những cách hoàn toàn khác nhau. Tốn thời gian không, quá tốn đi chứ. Nhưng mình nghĩ xứng đáng và bền vững. (bạn có thể search shopee từ khóa gianggiadung và xem cách họ tương tác với từng khách hàng thì có thể hiểu tại sao họ bán được nhiều đơn).
Kênh sàn tmdt sau cùng cũng chỉ là một kênh kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí hiện tại còn chiếm tỉ trọng khá ít ở thời điểm hiện tại (khoảng 5-8% so với kênh truyền thống).
Nhưng làm sàn thực sự là một game rất hay và khác biết mang tính thời cuộc và có những cách thức hoàn toàn khác so với các kênh truyền thống.
Nhưng làm sàn thực sự là một game rất hay và khác biết mang tính thời cuộc và có những cách thức hoàn toàn khác so với các kênh truyền thống.