Ecommerce

Co-Branding trên sàn là gì? Tăng Traffic bằng Co-Branding như thế nào? (Ví dụ thực tế)

Trong quá trình làm việc cho các nhãn hàng, mình thường thấy họ bắt tay hợp tác với nhau để tăng traffic hoặc đơn hàng cho gian hàng của mình trên các sàn như Shopee Lazada.

Một nhãn hàng A, sẽ hợp tác với nhãn hàng B, nếu như A và B có một tệp khách hàng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm của A và cũng có khả năng sử dụng sản phẩm của B.

Ví dụ, nhãn hàng Gillete có thể hợp tác với Durex. Vì cùng là tệp khách hàng đàn ông.

Ví dụ nhãn hàng Downy có thể hợp tác với sữa bột Nestle NAN. Vì cùng tệp khách hàng là các bà mẹ bỉm sữa chủ yếu nội chợ cho gia đình.

Theo mình khi thực hiện các hoạt động trên sàn, Co-Branding quả thực giúp ích cho các nhãn hàng rất nhiều khi họ được chia sẻ tệp khách hàng tiềm năng với nhau, từ đó tăng khả năng tiếp cận với nhóm khách hàng mới một cách dễ dàng hơn(cả hai nhãn hàng đều được lợi). Ở chiều ngược lại, khách hàng cũng sẽ gia tăng được trải nghiệm mua sắm của mình.

Khái niệm bao quát của Co-Branding

Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp giữa 2 thương hiệu sản phẩm khác nhau để cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ mới, mà sản phẩm này sẽ không thể thành công được nếu như chỉ có 1 trong 2 đối tác làm toàn bộ sản phẩm. Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp của chuyên môn, danh tiếng và ý nghĩa thông điệp của từng đối tác trong suy nghĩ của người tiêu dùng. (Theo Saga.vn)

Mình note lại cho các bạn một ý nghĩa bao quát nhất của Co-Branding, để có một góc nhìn rộng hơn, vì lát nữa bài viết này sẽ đi sâu vào các hoạt động trên sàn thương mại điện tử về Co-Branding.

Có một video mình rất thích về sự hợp tác thương hiệu giữa GoPro và Red Bull. GoPro không chỉ bán camera hành động, hay Red Bull không chỉ bán nước uống tăng lực. Mà mình nghĩ họ bán lifestyle nhiều hơn, cụ thể gói gọn trong những tính từ như “hành động, mạo hiểm, không sợ hãi, phiêu lưu, thể thao”. 

Và 1 chiến dịch mang tên Stratos, là một sự kiện mà Felix Baumgartner (một vận động viên nhảy dù người Áo) với biệt danh “Người đầu tiên vượt tốc độ âm thanh” khi đã thực hiện cú nhảy từ không gian đạt tốc độ 1.340km/giờ (nhanh hơn tốc độ âm thanh) thành công. Bộ đồ không gian được tài trợ của Red Bull còn hình ảnh được tài trợ bởi Go Pro trước sự chứng kiến của hàng triệu người.

Oh my Goshh. mình xem xong cũng hú vía luôn. Bạn thấy đó, cả Red BullGo-Pro bằng việc hợp tác với nhau đã mang đến cho người xem hoặc khách hàng của mình những cảm xúc rất đặc biệt đúng với ý đồ của nhãn hàng.

Co-Branding Trên Sàn Thì Sao ?

P&G và COCA COLA có một chiến dịch hợp tác trên TIKI dịp tết dưới dạng chiến dịch Super Brand Day

Trên sàn thương mại điện tử thì có rất nhiều hình thức Co-Branding với nhiều loại mục đích khác nhau.

Ví dụ hình ảnh ở trên là CocaCola hợp tác với P&G cho một chiến dịch Super Brand Day (một chiến dịch dạng trên TIKI). P&G là nhãn hàng chuyên về chăm sóc sức khỏe & gia đình, còn CocaCola thì chuyên về nước giải khát và rất được ưa chuộng dịp Tết.

Sự kết hợp này ngay trong dịp tết khi mọi gia đình đều đang có nhu cầu về cao về nhu yếu phẩm, là một cách vừa giúp nhãn hàng bán được nhiều hàng hơn (2 tệp khách hàng đều hướng về gia đình trong dịp Tết) và người vừa giúp người tiêu dùng có ấn tượng tốt về nhãn hàng (khi được mua hot deal & quà tặng kèm rất nhiều).

Đơn giản hơn một chút, cũng là Co-Branding nhưng chỉ là hình thức đặt một Banner của nhãn hàng A trang chủ của nhãn hàng B, để tận dụng traffic của cùng tệp khách hàng.

Ví dụ như mình đang làm gian hàng Personal Care của P&G, thì có bên Bao Cao Su ONE liên hệ để Co-Branding. Sau khi qua trao đổi thì bên mình đồng ý để một banner của bao cao su ONE  trên trang trủ của giàng hàng chính hãng trên Lazada.

Cứ trung bình mỗi ngày gian hàng Personal Care có khoảng 5000 traffic truy cập vào thì sẽ có tỉ lệ thấy được banner của bcs ONE, và khi họ nhấp vào sẽ chuyển sang trang gian hàng chính hãng của bcs ONE. 

Từ đó sẽ tăng được khả năng bán hàng của bcs ONE

Romano hợp tác với Coolmate

 

Để thực hiện Co-Branding, bạn sẽ phải làm gì ?

Khi hợp tác với nhau, nguyên tắc là cả đôi bên cùng có lợi, cùng kéo nhau để bán được nhiều hàng hơn và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Chính vì thể, mà nhãn hàng A khi muốn hợp tác Co-branding với nhãn hàng B thường sẽ đưa ra một số lợi ích nhất định (Sponsor) cho nhãn hàng B. Đổi lại nhãn hàng B cũng sẽ hỗ trợ nhãn hàng A những cái mà A đang không có, ví dụ như traffic chẳng hạn.

Ví dụ, để bao cao su mở rộng tệp khách hàng chủ yếu là đàn ông của dao cạo râu Gillete, thì họ phải gửi tặng Gillete 1056 bao cao su ONE cho Gillete (để Gillete dùng làm quà cho khách hàng của mình). Đổi lại, gian hàng Gillete sẽ hỗ trợ truyền thông cho bao cao su ONE bằng cách đặt banner của ONE trên gian hàng chính hãng của mình.

 

Khi nào bạn nên làm Co-Branding?

Nếu gian hàng của bạn là gian hàng mới, thì mình nghĩ bạn nên tiến hành hợp tác với các nhãn hàng có tệp khách hàng gần với định vị thương hiệu của bạn càng sớm càng tốt. Tiếp cận tệp khách hàng đã có sẵn và có lòng trung thành với một nhãn hiệu A, sẽ là bàn đạp để sản phẩm của bạn dễ dàng được khách hàng đó chấp nhận.

Ví dụ kiểu: “Ôi cha, thằng Gillete xưa giờ số 1 Việt Nam, giờ nó giới thiệu bao cao su ONE này chắc cũng ngon, thôi mua thử xem có ok không, dù sao cũng là Gillete giới thiệu mà”

Nếu gian hàng của bạn là gian hàng đã có tệp khách hàng trung thành lớn, hãy thận trọng trong việc Co-Branding với nhãn hàng khác, và lựa chọn đúng dịp để hợp tác (Ví dụ như P&G vs Coca hợp tác trong dịp Tết) để đạt hiệu quả tốt nhất về mặt truyền thông lẫn doanh thu.

Các tiêu chí lựa chọn đối tác Co-Branding trên sàn?

  • Có tệp khách hàng giống hoặc gần giống với tệp khách hàng của mình đang khai thác.
  • Có cá tính thương hiệu gần giống hoặc gần giống với cá tính thương hiệu của mình.
  • Hạn chế việc lựa chọn các đối tác bán sản phẩm giống hệt sản phẩm của mình.

Kết luận

Thông thường các hoạt động Co-Branding cho các chiến dịch lớn trên các sàn thường được lên kế hoạch & tính toán kỹ lưỡng từ các nhãn hàng.

Tuy nhiên, nếu bạn là nhà bán hàng mới, hoặc tầm trung cũng có thể tận dụng Co-Branding là một cách để đưa cửa hàng & sản phẩm của mình đến đúng tệp khách hàng hơn.

#cristo #ecommerce #cristoecommerce

Tags

Cris To

Hello, mình là một người làm Marketing trong lĩnh vực Ecommerce. Mình thích Ecom và Homedecor, Data, Marketing và Cả Business nữa. Rất vui khi bạn ghé thăm "Nhà"

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button
Close